Search

Bài giảng

Chủ đề 11: Đền Tạm

[11-12] Màn Và Những Cột Trụ của Nơi Thánh (Xuất Ê-díp-tô ký 26:31-37)

Màn Và Những Cột Trụ của Nơi Thánh
(Xuất Ê-díp-tô ký 26:31-37)
“Ngươi hãy làm một bức màn bằng vải gai đậu mịn, chỉ xanh, đỏ, tím, có thêu những hình chê-ru-bin cực xảo; rồi xủ màn đó trên bốn trụ bằng cây si-tim, bọc vàng, dựng trên bốn lỗ trụ bằng bạc; các móc trụ đều bằng vàng. Ngươi sẽ treo màn đó vào móc dưới bức bong, rồi ở phía trong màn để hòm bảng chứng; màn nầy dùng phân biệt cho các ngươi nơi thánh và nơi chí thánh. Đoạn, hãy để cái nắp thi ân trên hòm bảng chứng, đặt trong nơi chí thánh. Bên ngoài bức màn về phía bắc đền tạm thì để cái bàn; còn cây chân đèn thì để về phía nam đối ngang cái bàn. Về cửa Trại ngươi hãy làm một bức màn bằng chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, vải gai đậu mịn, có thêu cực xảo; rồi làm cho bức màn nầy năm cái trụ bằng cây si-tim, bọc vàng; đinh nó cũng bằng vàng, và đúc năm lỗ trụ bằng đồng.”
 
 

Nơi Thánh

Nơi Thánh
Tôi muốn suy gẫm về những ý nghĩa thuộc linh được chứa trong những cái trụ của Nơi Thánh và màu sắc của bức màn. Đền-tạm mà chúng ta đang xem xét ở đây dài 13.5 mét và rộng 4.5 mét, nó được chia ra làm 2 phần gọi là Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh. Bên trong Nơi Thánh, có một cái chân đèn, một cái bàn để bánh trần thiết, và một bàn thờ dâng hương, trong khi bên trong Nơi Chí Thánh thì đặt Hòm Giao-ước và nắp Thi-Ân. 
Bao gồm Nơi Thánh và Nơi Chí Thánh, Đền-tạm được bao quanh mọi phía bởi những tấm ván bằng cây si-tim với bề ngang khoảng 70 cm và bề cao khoảng 4.5 m. Tại cửa của Đền-tạm, đặt năm cột trụ bằng cây si-tim bọc vàng. Cửa trại, là cái để tiến vào trong Đền-tạm từ bên ngoài hành-lang, được làm bằng một bức màn bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. 
Bên ngoài hành-lang của Đền-tạm, có sáu mươi cái cột trụ dựng đứng, mỗi cái cao 2.25 m. Cửa của hành-lang, được đặt tại hướng đông, cũng được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, và chỉ bởi xuyên qua cái cửa bên ngoài hành-lang này thì mọi người mới có thể bước vào trong hành-lang Đền-tạm. Nơi hành-lang Đền-tạm này có một cái bàn thờ của-lễ thiêu và một cái chậu rửa. 
Đi qua hai cái này, thì người ta mới có thể đến được cửa của Đền-tạm, cao 4.5 m. Cánh cửa Đền-tạm này có năm cột trụ, được dựng trên bốn lỗ trụ bằng bạc. Giống như cửa của hành-lang Đền-tạm, cửa của Đền-tạm cũng được làm bằng một bức màn dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn và treo nó lên những cái móc bằng vàng được đặt trên trên đầu năm cột trụ. Bức màn này là sự ngăn chia giữa bên trong và bên ngoài Đền-tạm. 
 
 
Điều Đầu Tiên Chúng Ta Phải Xem Xét Là Những Cột Trụ Của Cánh Cửa Đền-tạm 
 
Trước nhất, chúng ta hãy tập trung vào việc năm cột trụ của cánh cửa Đền-tạm cao 4.5 m. Điều này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa rằng chính Đức Chúa Trời đã trả một cái giá hi sinh to lớn để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và khiến chúng ta trở nên con cái của Ngài. Vì bạn và tôi vốn yếu đuối và bất toàn, chúng ta phạm quá nhiều tội lỗi trong khi sống trong thế gian này. Vì bạn và tôi là những tội nhân tệ hại nhất, là những người không tránh khỏi sự phạm tội bất cứ lúc nào trong thế gian này, chúng ta có nhiều vết nhơ và sự vi phạm. Những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm này bày tỏ cho chúng ta rằng để giải-cứu chúng ta khỏi những vết nhơ và sự vi phạm của thế gian, Đức Chúa Trời đã hi sinh chính Con Một của Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, như là tiền công cho chính tội lỗi của chúng ta, và rằng chính bởi đó đã giải-cứu chúng ta khỏi tội lỗi của thế gian. 
Nói cách khác, vì những vết nhơ và những sự vi-phạm của chúng ta mà Đức Chúa Jêsus Christ đã hi sinh chính thân thể của Ngài như một của-lễ dâng lên trước mặt Đức Chúa Trời và đã trả xong tiền công tội lỗi của thế gian để cứu chúng ta. Nếu một người vi phạm, và lầm lỡ phạm đến vật thánh của Chúa, thì anh ta phải mang một con chiên đực như một của-lễ vi phạm, và anh ta phải phụ thêm một phần năm giá trị của vật mình đã phạm và đưa nó cho thầy tế-lễ (Lê-vi-ký 5:15-16). Điều này có nghĩa là Đức Chúa Jêsus Christ đã hi sinh chính Ngài để cứu bạn và tôi khỏi tội lỗi của chúng ta và bởi đó đã trả xong cái giá tội lỗi vượt quá số lượng. Chúa chúng ta đã đến với thế gian để tẩy sạch tội lỗi của chúng ta và hi sinh bản thân Ngài như là của-lễ vi phạm của chính chúng ta vì những tội lỗi này của chúng ta. 
Những của-lễ trong Kinh-thánh, của-lễ thiêu, của-lễ chuộc tội, của-lễ hòa giải, được lập ra để vì đó những người nào phạm tội có thể làm cho tội lỗi của họ mất đi bằng cách đặt tay họ trên của-lễ hi-sinh của họ và bởi đó chuyển tội lỗi của họ trên những của-lễ đó. Trong những của-lễ này, của-lễ vi phạm là một trong những của-lễ hi-sinh được ban cho để tẩy sạch những vết nhơ của con người. Của-lễ vi phạm này được ban cho, khi một người nào đó vô ý tổn hại đến người khác, để đền bù cho nạn-nhân và tái-lập lại mối quan-hệ. Và của-lễ vi phạm gồm cả phụ thêm 20 phần trăm của tổng-cộng sự bồi-thường bao gồm tiền phạt và sự sửa chữa. Đây là một của-lễ được ban cho với mục đích để chuộc tội cho một người khi người đó làm tổn hại đến người khác. (Lê-vi-ký 5:14-6:7).
Bạn và tôi có thể cách xa khỏi tội lỗi hay không? Chẳng phải chúng ta sống cả cuộc đời trong sự phạm tội sao? Chúng ta không thể tránh khỏi việc phạm tội, vì bạn và tôi là con cháu của A-đam. Chính chúng ta biết rõ chúng ta bất toàn như thế nào, và chúng ta sống tội lỗi ra sao. Bao nhiêu điều xấu chúng ta đã làm đối với nhau và với Đức Chúa Trời? Đó là chỉ vì chúng ta đã không nhận ra được những việc xấu này là tội lỗi nên chúng-ta đã thường quên đi chúng trong cuộc sống của chúng-ta. Nhưng bạn và tôi không thể tránh khỏi việc thừa nhận trước mặt Đức Chúa Trời rằng chúng ta đã làm quá nhiều việc xúc phạm lẫn nhau và xúc phạm Đức Chúa Trời, vì đó chúng ta chỉ là những tội-nhân trước mặt Ngài.
Để giải-cứu những tội-nhân như thế khỏi mọi tội lỗi của họ, Đức Chúa Trời đã sai Đức Chúa Jêsus Christ như là của-lễ vi phạm của chính họ. Bởi Chúa Jêsus đã mang sự sửa phạt cho tội lỗi của chúng ta qua cái giá hi-sinh của Ngài, nên Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ơn cứu-rỗi. Khi Đức Chúa Cha sai Con Ngài đến thế gian này và để Ngài chịu báp tem, bị đóng đinh, mọi sự đó là để cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta và khiến chúng ta trở nên dân sự của Ngài, làm sao chúng ta có thể so-sánh chính chúng ta với sự hi-sinh quý báu này? Để cứu chúng ta, những tội-nhân, ra khỏi mọi tội lỗi của chúng ta, Chúa chúng ta đã hi-sinh để trả hết cái giá của tội lỗi, và bởi đó cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi của thế gian. Làm sao điều này có thể là gì khác ngoài ơn lạ-lùng của Đức Chúa Trời chứ? Tình yêu của Đức Chúa Trời cao sâu, rộng lớn là làm sao? Chính sự kiện những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm cao 4.5 m nói cho chúng ta về tình-yêu của Đức Chúa Trời cho chúng ta qua Đức Chúa Jêsus Christ. 
Để giải cứu những kẻ không xứng đáng như chúng ta ra khỏi sự sửa phạt của tội lỗi, Chúa chúng ta đã cứu chúng ta qua sự hi-sinh của chính Ngài. Tôi cảm tạ Ngài về lẽ thật này. Khi chúng ta không thể tránh khỏi việc bị bỏ vào hỏa ngục để bị sửa phạt vì tội lỗi của chúng ta, và khi Chúa hi sinh thân thể Ngài vì chúng ta để cứu chúng ta khỏi những tội lỗi của chúng ta, làm sao chúng ta có thể không cảm tạ Ngài chứ? Chúng tôi xin dâng lên Ngài lời cảm tạ! Bởi chịu báp tem nơi Giăng, Chúa Jêsus đã trả giá cho mọi tội lỗi bằng huyết ở Thập-tư-giá, và bởi đó đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi và sự sửa phạt của chúng ta. Vì thế chúng ta chỉ có thể tạ ơn Ngài bằng đức tin nơi Phúc-âm này. Đây là ý nghĩa sâu thẩm của sự cứu rỗi được chứa đựng trong những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm. 
Mỗi cột trụ của cánh cửa Đền-tạm cao 4.5 mét. Con số “5” ý nói đến “ơn của Đức Chúa Trời” trong Kinh-thánh. Vì thế, năm cái cột trụ ý nói đến ơn cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. Vì yêu chúng ta và mặc cho chúng ta tình-yêu cứu rỗi của Ngài, Đức Chúa Trời đã khiến chúng ta không thiếu điều gì cả để trở thành dân sự của Ngài. Trong Kinh-thánh, vàng tượng trưng cho đức tin tin nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã cứu chúng ta qua chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Nói cách khác, vàng trong Kinh-thánh là nói đến “đức tin”, là đức tin tin hết lòng nơi lẽ thật rằng chính Đức Chúa Trời đã đến trong thế gian này, gánh tội lỗi của chúng ta bằng cách chịu báp tem, rồi chết trên Thập tự giá, sống lại từ cõi chết và bởi đó khiến chúng ta trở nên công-chính cách hoàn toàn. Đây là tại sao những cột trụ của Nơi Thánh được bao phủ hoàn toàn bởi vàng. 
Những cái lỗ của những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm được làm bằng đồng bày tỏ rằng Chúa, bị chịu xử phạt thế cho chúng ta, đã cứu chúng ta, là những người hoàn toàn không thể tránh khỏi việc bị bỏ vào hỏa ngục vì tội lỗi của chúng ta, qua phép báp tem của Ngài và huyết ở Thập tự giá. Bởi vì chúng ta đầy những vết nhơ, chúng ta là những người chẳng ra chi, là những người thật sự không thể tránh khỏi việc bị chết, nhưng Ngài đã khiến chúng ta trở nên dân sự của Ngài, Đức Chúa Trời thánh-khiết và tuyệt-đối, là Đấng cao cả, đã hi-sinh chính Ngài, và bởi đó khiến chúng ta trở nên con cái của Đức Chúa Cha. Đó là lý do tại sao vàng tượng trưng cho đức tin tin nơi lẽ thật này. Đây là cách mà chúng ta phải hiểu những màu sắc của cửa Đền-tạm, và chúng ta cũng phải suy-gẫm về điều đó, cảm-tạ vì điều đó, và tin điều đó trong tấm lòng của chúng ta. 
 
 
Những Cái Lỗ Đồng Của Những Cột Trụ Của Cửa Đền-Tạm 
 
Trong Đền-tạm, chỉ có những cái lỗ của những cột trụ của cánh cửa là được làm bằng đồng. Ý nghĩa của điều này là trên thế gian bạn và tôi phạm nhiều tội lỗi với nhau và với Đức Chúa Trời, và bởi đó chúng ta không thể tránh khỏi bị xử phạt vì những tội lỗi này. Lẽ thật ẩn giấu trong những lỗ đồng này khiến chúng ta nghĩ về bàn thờ của-lễ thiêu. Điều đầu tiên mà những tội-nhân gặp phải khi bước vào hành-lang Đền-tạm qua cánh cửa của nó là bàn thờ của-lễ thiêu này, là nơi thiêu của-lễ dâng lên. 
Từ “bàn thờ” ở đây có ý nghĩa là “thăng thiên”. Bàn thờ của-lễ thiêu tượng trưng cho không điều gì khác hơn là lẽ thật về Đức Chúa Jêsus Christ chịu báp tem và kế đó làm sinh-tế trên Thập tự giá thay cho chúng ta là những tội-nhân. Bàn thờ của-lễ thiêu là nơi mà những của-lễ đã nhận tội lỗi qua sự đặt tay bị giết chết như là sự hình phạt vì những tội lỗi này. Những thầy tế-lễ để huyết của những của-lễ hi sinh này trên cái sừng của bàn thờ của-lễ thiêu, sau đó rãi phần huyết còn lại trên mặt đất cát ở dưới bàn thờ, và dùng lửa để thiêu thịt của chúng tại bàn thờ. Đó là nơi của sự chết, là nơi những sinh-tế đã gánh lấy tội lỗi phải bị giết. 
Bàn thờ của-lễ thiêu được đặt giữa cánh cửa của hành-lang Đền-tạm và bàn thờ của lễ thiêu. Như vậy, bất cứ ai muốn tiến vào Đền-tạm trước hết phải đi ngang qua bàn thờ của-lễ thiêu. Vì thế, nếu không đi qua bàn thờ của-lễ thiêu thì chắc chắn không có đường nào để vào Đền-tạm. Không thể không nói rằng bàn thờ của-lễ thiêu là hình-bóng chính xác của phép báp tem của Đức Chúa Jêsus Christ và Thập-tư-giá. Phép báp tem và Thập tư giá của Chúa chúng ta là những gì đem lại sự tha thứ tội lỗi của tất cả những tội nhân là những người đến với Đức Chúa Trời. 
Như thế, nếu tội-nhân không đem tội lỗi của họ và dừng lại tại bàn thờ của-lễ thiêu trước, và không ghi nhớ rằng sự hi sinh của của-lễ thiêu đã cứu họ ra khỏi mọi tội lỗi của họ bằng cách gánh những tội lỗi này qua cách đặt tay và đổ huyết hi sinh của nó tại nơi này, thì không tội-nhân nào có thể đến trước Đức Chúa Trời. Đức tin này là con đường để đến trước Đức Chúa Trời, và đồng thời nó cũng là điều dẫn chúng ta đến với ơn tha thứ tội của chúng ta và nó chịu sự đoán phạt tội lỗi (đó là, chết về tội lỗi).
Khi dân I-sơ-ra-ên mang của-lễ để chuộc tội lỗi của họ, trước nhất họ phải chuyển tội lỗi của họ sang của-lễ bằng cách đặt tay của họ trên đầu của-lễ, giết nó và lấy huyết của con sinh-tế, và sau đó đặt huyết của nó trên những cái sừng của bàn thờ của-lễ và rải hết huyết còn lại trên nền của bàn thờ. Cái nền dưới bàn thờ của-lễ thiêu là trái đất. Trái đất ở đây tượng trưng cho tấm lòng của con người. Như thế, nó nói với chúng ta rằng tội-nhân nhận sự tha thứ tội lỗi bằng cách tin trong lòng họ rằng của-lễ hi sinh đã tiếp nhận tội lỗi của họ và chết thay cho họ, tất cả dựa trên luật của sự cứu-rỗi. Những cái sừng của bàn thờ của-lễ thiêu chỉ cho chúng ta cách thuộc linh về tội lỗi được chép trong sách Phán-xét. 
Tội-nhân của thời Cựu-ước có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi của họ bằng cách tin nơi lẽ thật rằng họ phải đặt tay của họ trên đầu sinh-tế để nhờ đó mà tội lỗi của họ chuyển sang nó, và sau đó sinh-tế này phải chịu đổ huyết nó ra và được dâng lên bàn thờ của-lễ thiêu. Nếu không có sự đặt tay, sự chết, và sự thiêu của của-lễ hi sinh, là những việc được thực hiện để cho tội-nhân được chuộc tội của họ, thì con đường để cho họ đến trước mặt Đức Chúa Trời đã hoàn toàn bị ngăn chặn, và họ không thể nào đến trước Đức Chúa Trời thánh-khiết. Tóm lại, không có lẽ thật nào khác ngoại trừ hệ thống tế-lễ hi sinh này khiến cho họ có thể đến trước Đức Chúa Trời. 
Như vậy, nếu không có đức tin của chúng ta nơi Báp tem của Đức Chúa Jêsus Christ, sự chết và sự hi sinh chuộc tội của Ngài, thì không có cách nào để chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi và đến trước Đức Chúa Trời. Dù dân I-sơ-ra-ên có thể mang những con chiên đẹp đẽ nhất, toàn vẹn, dể thương và không tì-vít đến thế nào đi nữa, nhưng nếu họ không đặt tay trên đầu nó thì nó không tiếp nhận tội lỗi của họ, và nếu nó không đổ huyết, chết đi, thì điều này không có tác dụng gì cả. 
Khi nói đến đức tin của chúng ta, nếu chúng ta không tin rằng Báp tem mà Đức Chúa Jêsus Christ đã nhận từ Giăng và huyết báu mà Ngài đã đổ trên Thập tư giá đã xóa đi mọi tội lỗi của chúng ta, thì chúng ta không thể nào nói rằng chúng ta đã nhận được sự tha thứ tội lỗi. Báp tem mà Chúa Jêsus đã nhận và sự chết của Ngài trên Thập tư giá là gạch nối giữa những tội nhân và Đức Chúa Cha cách rõ ràng, và vì thế trở thành nhân tố hòa giải để cứu tội nhân khỏi tội lỗi của họ. 
Bàn thờ của lễ thiêu là một mô hình chứa đựng chương trình cứu rỗi mà Đức Chúa Trời Toàn-năng nơi Thiên-đàng đã xếp đặt và đã được thực hiện qua Đức Chúa Jêsus Christ. Môi-se đã xây dựng nên Đền-tạm dựa theo cách thức của sự cứu rỗi và kiểu mẫu mà Đức Chúa Trời đã bày tỏ với ông trên núi Si-nai. Khi chúng ta đọc trong Kinh-thánh, chúng ta có thể thấy rằng mệnh lệnh này được lập đi lập lại. Như Xuất-ê-díp-tô-ký 25:40 chép, “Vậy ngươi hãy xem, cứ làm y như kiểu đã chỉ cho trên núi.” 
Người ta có thể làm một cây Thập tư giá và treo Đức Chúa Jêsus Christ lên đó, nhưng ngoài điều này ra, họ không thể làm điều gì khác. Họ có thể trói Ngài bằng tay và kéo lê Ngài đến Gô-gô-tha. Họ đã đóng đinh Ngài trong khi họ không biết điều mà họ đang làm trước mặt Đức Chúa Trời. Những tội-nhân có thể làm đến mức này bởi vì những điều này phải được làm trọn dựa theo sự dư- phòng mà Đức Chúa Trời đã định trước. Tuy nhiên, chính Chúa Jêsus là Đấng đã cứu mọi tội-nhân bởi Báp tem và huyết ở Thập tự giá một lần đủ cả, bằng cách chịu báp tem bởi Giăng Báp-tít và do đó Ngài đã gánh mọi tội lỗi của thế gian, lập tức tẩy sạch chúng đi, và đổ huyết Ngài ra trên Thập-tư-giá. 
Như thế, trước sự chết của Đức Chúa Jêsus Christ trên Thập-tư- giá, Báp tem của Ngài đã nhận nơi Giăng là sự kiện vô cùng quan trọng cho sự cứu rỗi của chúng ta. Việc Ngài mang lấy tội lỗi và chịu hình phạt vì những tội lỗi đó đã được quyết định từ trước khi sáng-thế. Trong Giăng đoạn 3, Chúa Jêsus đã nói với Ni-cô-đem rằng đây là Phúc-âm của Nước và Thánh-linh. Vì thế, Báp tem của Chúa Jêsus và Thập tự giá là sự dự phòng trong chương-trình của Đức Chúa Trời và đã được định trước trong Đức Chúa Jêsus Christ. 
Chính Chúa Jêsus đã nói, “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con Một của Ngài. Hầu cho hễ ai tin Con ấy, không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16). Và nói về Báp tem của Chúa Jêsus, Phi-e-rơ cũng đã nói, “Phép báp tem bây giờ bèn là ảnh tượng của sự ấy để cứu anh em” (1 Phi-e-rơ 3:21). Nó cũng đồng thời được chép trong sách Công vụ “Ngài, bị nộp theo ý định trước và sự biết trước của Đức Chúa Trời,các ngươi đã mượn tay độc ác mà đóng đinh Người trên Thập tự giá và giết đi.” (Công vụ 2:23).
Báp tem mà Chúa Jêsus đã nhận và huyết Ngài trên Thập tư giá đã được làm trọn mục-đích và chương trình của Đức Chúa Trời Toàn-năng. Như thế, vì không ai có thể vào Nước Đức Chúa Trời mà không tiếp nhận lẽ thật này vào lòng họ và tin nơi lẽ thật này, nên chúng ta phải nhận biết rằng Đức Chúa Trời đòi hỏi đức tin của chúng ta, và chúng ta phải có nó. Ngoài đức tin tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh, không ai có thể được cứu. Và nếu Chúa Jêsus bởi ý riêng mà quyết định không chịu báp tem bởi Giăng, không giao nộp mình vào tay của tội-nhân và không chịu đổ huyết Ngài trên Thập-tư- giá, thì tội-nhân không bao giờ có thể đóng đinh Ngài. Chúa Jêsus không bị ép buộc để người khác kéo lê đến Gô-gô-tha, nhưng nó hoàn toàn vì ý muốn của Ngài để gánh mọi tội lỗi của thế gian bằng cách chịu báp tem, đổ huyết Ngài trên Thập tự giá, và bởi đó đã cứu tội-nhân khỏi mọi tội lỗi của họ. 
Ê-sai 53:7 chép, “Người bị hiếp đáp, nhưng khi chịu sự khốn khổ chẳng hề mở miệng. Như chiên con bị dắt đến hàng làm thịt, như chiên câm ở trước mặt kẻ hớt lông, người chẳng từng mở miệng.” Vì thế, Báp tem của Đức Chúa Jêsus Christ và sự chết của Ngài trên Thập tư giá hoàn toàn theo ý muốn của chính Ngài, và qua đó Ngài đã cứu những người tin nơi Báp tem của Ngài và huyết ở Thập tư giá ra khỏi mọi tội lỗi của họ một lần đủ cả. Tác-giả sách Hê-bơ-rơ cũng viết, “Nhưng hiện nay đến cuối cùng các thời đại, Ngài đã hiện ra chỉ một lần, dâng mình làm tế lễ để cất tội lỗi đi.” (Hê-bơ-rơ 9:26).
Tại bàn thờ của-lễ thiêu đã bày tỏ hình ảnh Báp tem của Đấng Christ và sự chết của Ngài trên Thập-tư-giá, chúng ta thật sự có thể chứng kiến ơn thuộc-linh của sự cứu rỗi của Thiên-đàng. Sự chết của của-lễ hi sinh tại bàn thờ của-lễ thiêu là ngụ ý nói về chính Báp tem và sự chết của Chúa Jêsus, là việc đòi hỏi phải có vì tội lỗi của mọi người. Trong Cựu-ước, những tội-nhân được chuộc ra khỏi tội lỗi của họ qua của-lễ hi sinh, là của-lễ gánh những tội lỗi của họ bằng việc đặt tay của họ và nó chết thay cho họ. Cũng một thể ấy, trong Tân-ước, trước khi Con Đức Chúa Trời bị giết bởi những bàn tay tàn bạo tại Gô-gô-tha, Ngài đã nhận tội lỗi của thế gian bằng cách chịu báp tem bởi Giăng, và bởi việc này mà Chúa Jêsus phải chịu đóng đinh, đổ huyết của Ngài ra và chết. 
Như thế, Đức Chúa Trời đã lên kế hoạch và định trước Chúa Jêsus bị đặt tay và bị đóng đinh cho đến chết, tất cả những sự đó để đem hòa-bình giữa những người giết người này, là những người đã giết Con Ngài, và chính là Ngài. Đức Chúa Trời đã hoạch định-luật của sự cứu rỗi được thiết lập bởi sự đặt tay và sự chết, và dựa theo luật này, Ngài cho phép dân I-sơ-ra-ên nhận được sự tha thứ tội lỗi bằng cách dâng lên Ngài của lễ hi sinh. 
Nói cách khác, chính Đức Chúa Trời đã trở thành của-lễ hòa bình duy nhất để cứu tội nhân. Thật là vô cùng thông sáng và công-chính cho sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời! Sự thông sáng của Ngài và lẽ thật thật là vô cùng kỳ diệu chúng ta không thể nào hiểu thấu nổi. Ai có thể dám tưởng tượng sự dự-phòng của sự cứu rỗi được thiết-lập bởi sự đặt tay và đổ huyết và bày tỏ tại bàn thờ của-lễ thiêu? Cũng như Phao-lô, điều chúng ta có thể làm là chỉ là kinh ngạc, “Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Đức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!” (Rô-ma 11:33) Phúc-âm của nước, huyết, và Thánh-Linh là Phúc-âm công-chính duy-nhất mà với Phúc-âm đó Đức Chúa Trời đã cứu tội-nhân cách hoàn toàn. 
 
 
Những Cái Sừng Của Bàn Thờ Của-Lễ Thiêu 
 
Bàn thờ của lễ thiêu
Trên bốn góc của bàn thờ của-lễ thiêu được đặt trong hành-lang Đền-tạm, có gắn những cái sừng bằng đồng. Trong Kinh-thánh, những cái sừng này bày tỏ sự đoán xét tội lỗi (Giê-rê-mi 17:1; Khải-huyền 20:11-15). Điều này cho chúng ta thấy rằng Phúc-âm của Thập tư giá được dựa trên Báp tem mà Chúa Jêsus đã nhận. Vì thế thánh Phao-lô đã nói, “Thật vậy, tôi không hổ thẹn về Tin Lành đâu, vì là quyền phép của Đức Chúa Trời để cứu mọi kẻ tin, trước là người Giu-đa, sau là người Gờ-réc.” (Rô-ma 1:16). Cũng vậy, trong 1 Cô-rinh-tô 1:18, chép, “Vả, cơn giận của Đức Chúa Trời từ trên trời tỏ ra nghịch cùng mọi sự không tin kính và mọi sự không công bình của những người dùng sự không công bình mà bắt hiếp lẽ thật.”
Những cái sừng của bàn thờ của-lễ thiêu này bày tỏ cách rõ ràng rằng sự đoán phạt công chính của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Ngài đã được làm trọn hoàn toàn qua Báp tem, sự chết và sự sống lại của Ngài. 
 
 
Hai Cái Đòn Khiêng Xỏ Vào Những Cái Khoen Của Bàn Thờ Của-Lễ Thiêu
 
Đền tạm xây dựng trong đồng vắng có thể di chuyển được. Đây là một hệ thống thích hợp với cuộc sống lang thang trong đồng vắng của dân I-sơ-ra-ên. Họ phải lang thang trong đồng vắng cho đến khi họ ổn định cuộc sống nơi vùng đất Ca-na-an. Vì họ phải tiếp tục cuộc hành trình đi qua đồng vắng, nên Đức Chúa Trời đã sai họ chuẩn bị hai cái đòn để xỏ xuyên qua các khoen của bàn thờ của-lễ thiêu, bởi đó những thầy tế-lễ của họ có thể khiêng bàn thờ đi khi Đức Chúa Trời ra lệnh cho dân I-sơ-ra-ên đi tiếp tục. 
Xuất Ê-díp-tô ký 27:6-7 chép “Cũng hãy làm năm mươi cái móc bằng vàng, rồi móc bức nguyên nầy qua bức nguyên kia, hầu cho đền tạm kết lại thành một.” Khi hai cái đòn được xỏ qua bốn cái khoen đồng ở dọc hai bên hông của bàn thờ của-lễ thiêu, những thầy tế-lễ Lê-vi có thể mang nó trên vai họ và khiêng nó đi khi dân I-sơ-ra-ên di chuyển. Bàn thờ của-lễ thiêu tượng trưng cho Báp tem của Đấng Christ và Thập-tư-giá. Như thế, cũng giống như những thầy tế-lễ Lê-vi nhấc bàn thờ của-lễ thiêu lên bằng hai cái đòn và khiêng nó trong đồng vắng, Phúc-âm Báp tem của Ngài và Thập tư giá cũng được phân phát ra cho toàn thế gian này bởi những đầy tớ của Ngài. 
Một vấn đề khác mà chúng ta phải xem xét trước khi chúng ta tiếp tục suy gẫm là vấn đề hai cây đòn mà nhờ đó dân I-sơ-ra-ên có thể di chuyển bàn thờ của-lễ thiêu. Cũng thể ấy, Phúc-âm của Nước và Thánh-linh cũng bao gồm hai phần. Một là Báp tem mà Đấng Christ đã nhận nơi Giăng, và một phần khác là sự đoán phạt mà Đức Chúa Jêsus Christ đã mang trên Thập-tư-giá. Khi hai điều này kết hợp với nhau, thì sự cứu rỗi của sự tha thứ tội lỗi được hoàn thành. Nói cách khác, nó có những cái tay cầm. Một cái đòn thì không đủ, vì chỉ với một đòn, thì bàn thờ không thể cân bằng khi di chuyển. 
Như vậy, Phúc âm của Nước và Thánh-linh cũng được cấu tạo bởi hai phần. Đó là Báp tem mà Đức Chúa Jêsus Christ đã nhận nơi Giăng và huyết của Ngài trên Thập tự giá. Nói cách khác, Báp tem của Chúa Jêsus và huyết của Ngài trên Thập-tư- giá là những yếu tố bổ sung lẫn nhau để tạo thành lẽ thật công chính. Báp tem và huyết của Chúa Jêsus đã làm trọn sự tha thứ tội của những tội-nhân cách công chính. Trong hai điều này (Báp tem của Chúa Jêsus và sự chết của Ngài trên Thập-tư- giá), nếu một điều bị bác bỏ thì cũng như bác bỏ điều kia. Sẽ không có sự cứu rỗi nếu không có Báp tem của Đấng Christ và huyết của Ngài. 
Dĩ nhiên, sự sống lại của Ngài cũng quan trọng. Không có sự phục-sanh của Đấng Christ, thì sự chết của Ngài trở nên vô ích, không có kết quả gì cả. Nếu chúng ta chỉ tin nơi một Đấng Christ chết, thì Ngài không thể cứu bất cứ một ai, ngay cả chính bản thân Ngài. Nhưng Đấng Christ, Đấng đã chịu báp tem, đổ huyết cho đến chết trên Thập-tư-giá, và chiến thắng sự chết để sống lại, trở nên Cứu-Chúa của những người tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh và đến trước mặt Đức Chúa Trời. Và Ngài cũng trở nên Chúa Cứu-Thế và Đấng Bảo Vệ đời đời. 
Nếu chỉ rao giảng sự chết của Chúa Jêsus mà không nói về sự sống lại của Ngài thì đó chỉ là một sự mâu thuẩn và lừa dối. Và nếu không có sự sống lại của Đấng Christ, thì Thập tự giá của Ngài chỉ là một sự thất bại của Đức Chúa Trời. Nó cũng biến Chúa Jêsus trở thành một tội-nhân đáng kinh. Không những vậy, nó còn khiến cho Đức Chúa Trời thành một Đấng nói dối, đem sự nhạo báng đến cho Lời Kinh-thánh. Đấng Christ đã chịu báp tem bởi Giăng, đã chết trên Thập-tư-giá, sống lại từ cõi chết, và bởi đó trở thành Cứu Chúa thật của những kẻ tin Ngài. 
Phúc-âm mà bỏ sót Báp tem của Chúa Jêsus khỏi Phúc-âm nguyên thủy, là điều mà Cơ-đốc-nhân ngày nay đi theo, phản bội Đức Chúa Trời, dụ dổ người ta và dẫn linh-hồn của họ đến hỏa ngục. Tin nơi một Phúc-âm như vậy là đang phớt lờ và loại bỏ Lời thật đời đời của Đức Chúa Trời. Những tiên tri giả là những người chỉ dạy người ta về Thập-tư- giá của Đấng Christ là những người đang biến Cơ-đốc-giáo thành một trong nhiều tôn giáo của thế gian. Đây là lý do tại sao Phúc-âm mà họ đang theo thì hoàn toàn khác với Phúc-âm của Nước và Thánh-linh. 
Cơ-đốc-giáo là tôn giáo duy nhất mà chỉ tin nơi Đức Chúa Trời và Đấng Christ hằng sống. Tuy nhiên, cho dù Cơ-đốc-giáo có thể hiện ra như là trên hết mọi tôn giáo của thế- gian và tự xưng là lẽ thật, nhưng nếu chỉ giải nghĩa trên niềm tin duy thuyết của nó trong khi bỏ sót đi đức tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh, thì nó không phải là một đức tin của tình yêu và lẽ thật, nhưng chỉ là một tôn giáo ngạo mạn.
 
 
Vị Trí Của Bàn Thờ Của-Lễ Thiêu 
 
Bây giờ chúng ta hãy một lần nữa tìm hiểu về vị trí nơi bàn thờ của-lễ thiêu được đặt trong nơi hành lang của Đền-tạm. Trong tất cả những đồ dùng của Đền-tạm, bàn thờ của-lễ thiêu là to lớn nhất. Nó cũng là vật đầu tiên của Đền-tạm mà những thầy tế-lễ liên tục gặp phải khi họ muốn tiến vào Nơi Thánh để thờ-phượng. Bàn thờ của-lễ thiêu là điểm bắt đầu của đức tin nơi Đức Chúa Trời, và nó đòi hỏi người ta tuân theo cách thức của Ngài để đến gần Ngài. Nói cách khác, bàn thờ của-lễ thiêu biểu thị lẽ-thật mà người ta phải giải quyết mọi vấn đề tội lỗi của họ bằng cách trở nên những người tin hơn là những người vô tín. Nếu không tin nơi Báp tem mà Chúa Jêsus đã nhận từ Giăng và Thập-tư- giá thì không ai có thể đến trước Đức Chúa Trời hằng sống được. Chúng ta đã được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta và đã nhận được sự sống mới chỉ bởi tin nơi Báp tem và huyết của Con Đức Chúa Trời. Bởi vì chính Phúc-âm của Nước và Thánh linh này thật vô cùng quan trọng, cơ bản và hoàn hảo nhất, chúng ta phải cứ luôn tiếp tục suy gẫm trong lòng về điều này. Chúng ta phải nhận biết Phúc-âm này và tin vào đó. Chúng ta phải tin trong lòng rằng chúng ta đã hoàn toàn bị bỏ vào hỏa ngục, và chúng ta cũng phải tin cùng với đức tin này, rằng Chúa đã gánh mọi tội lỗi của chúng ta bằng cách chịu báp tem và chịu sửa phạt thế cho chúng ta bởi sự đổ huyết của Ngài trên Thập tự giá. 
Cùng với bàn thờ của-lễ thiêu này, những cái lỗ của những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm được làm bằng đồng nói với chúng ta rằng chúng ta phải thừa nhận sự thật là chúng ta đều đáng bị bỏ vào địa ngục vì tội lỗi của chúng ta. Và dựa vào sự đoán xét của Đức Chúa Trời, như có chép rằng “vì tiền công của tội lỗi là sự chết,” thì rõ ràng rằng chúng ta đều đáng bị bỏ nơi hỏa ngục vì tội lỗi của chúng ta. 
Để cứu những kẻ thấp hèn như chúng ta, là những người thật sự phải đi vào địa ngục, khỏi sự đoán xét mọi tội lỗi của chúng ta, Chúa chúng ta đã hóa thân làm người để đến trong thế gian này, đã gánh mọi tội lỗi của loài người trên thân thể chính Ngài bằng cách chịu báp tem, Ngài đã mang tội lỗi của thế gian đến Thập tự giá, chịu hình phạt bởi sự đổ huyết của Ngài và bởi đó đã hoàn toàn cứu bạn và tôi khỏi tội lỗi và sự đoán phạt của chúng ta. Chỉ có những người tin nơi lẽ thật này mới có thể tham dự vào Hội thánh của Đức Chúa Trời và trở thành dân sự của Ngài. Bức màn và những cột trụ của cánh cửa Đền tạm bày tỏ cho chúng ta thấy rằng chỉ có những người có đức tin nơi lẽ thật này mới có thể trở thành dân sự của Đức Chúa Trời và mới có thể vào Nước Ngài. 
 
 

Chúng Ta Phải Tin Nơi Lẽ Thật Được Bày Tỏ Trong Bốn Màu Của Bức Màn Của Cánh Cửa Đền-Tạm

Chúng Ta Phải Tin Nơi Lẽ Thật Được Bày Tỏ Trong Bốn Màu Của Bức Màn Của Cánh Cửa Đền-Tạm
Bạn có tin rằng Chúa đã cứu chúng ta bằng cách đến trong thế gian này qua bốn nhiệm vụ của Ngài là chỉ xanh, tím, đỏ và vải giai mịn không? Chỉ tím có nghĩa là Chúa Jêsus chính là Đức Chúa Trời. Chỉ xanh có nghĩa là Chúa Jêsus, là Đức Chúa Trời, đã trở thành con người và đã gánh mọi tội lỗi của thế gian bằng cách chịu báp tem. Chỉ đỏ có nghĩa là Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã tiếp nhận tội lỗi của chúng ta, đã hi sinh thân thể quý báu của Ngài bằng cách chịu đóng đinh. Thật vô cùng quan trọng cho chúng ta để tin rằng Chúa Jêsus đã chịu báp tem và bị đóng đinh đã sống lại từ cõi chết và bởi đó đã cứu bạn và tôi cách hoàn toàn. 
Chỉ có những người thật sự tin nơi lẽ thật này mới có thể trở thành những người hầu việc của Hội thánh Đức Chúa Trời. Những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm tượng trưng cho những người hầu việc. Chúng bày tỏ cho chúng ta rằng chỉ có những người tin nơi điều này là dân sự của Đức Chúa Trời, và rằng chỉ có những người như thế mới có thể được Đức Chúa Trời sử dụng như những người hầu việc và cột trụ của Ngài. 
Vải vai mịn màu trắng nói với chúng ta rằng những người đã trở thành dân sự Đức Chúa Trời, là những người công chính, là những người hoàn toàn không có tội lỗi trong lòng. Những người công chính là những người đã nhận được sự tha thứ tội lỗi của họ bởi tin nơi lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ. Chúa chúng ta đã đến trong thế gian này và đã cứu mọi tội-nhân qua Báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng và đổ huyết trên Thập tự giá. Vì Chúa đã cứu chúng ta bởi hi sinh sự sống quý báu của Ngài, nên chúng ta không thể không tin Ngài, là Đấng đã đến bởi nước và huyết (1 Giăng 5:6). 
Chỉ tím tượng trưng cho việc Chúa Jêsus là Vua của các vua. Nói cách khác, chúng ta phải tin rằng Chúa đã cứu chúng ta, là những kẻ thấp hèn và đầy tì-vít, bằng cách hi sinh sự sống quý báu của Ngài, và nhờ đó Ngài đã khiến chúng ta trở thành dân sự của Đức Chúa Trời. Ngày nay, nếu chúng ta chỉ tin nơi lẽ thật này trong lòng chúng ta, thì bởi đức tin trong sự cứu rỗi trọn vẹn ấy, tất cả chúng ta đều có thể trở thành những người công chính, là những người không tội lỗi. Chúng ta phải cảm tạ Đức Chúa Trời vì đã ban cho chúng ta món quà đức tin này, để vì thế chúng ta có thể có đức tin ấy. 
Thực ra nếu chúng ta tin nơi lẽ thật này, thì chính điều đó là một ơn từ Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi khỏi tội lỗi của chúng ta cũng là một món quà của Đức Chúa Trời. Chẳng phải Đức Chúa Trời đã giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi bằng cách ban thân thể quý báu của Ngài cho những kẻ không xứng đáng như chúng ta sao? Bởi vì Chúa Jêsus đã chịu báp tem, đã chết trên Thập tự giá, đã sống lại từ cõi chết, và bởi đó ban cho chúng ta ơn cứu rỗi, hiện nay tất cả những ai tin Phúc-âm này đều có thể nhận được món quà của sự cứu rỗi này và trở thành dân sự của Đức Chúa Trời. Khi nói đến sự cứu-rỗi, thì không có việc gì là của chúng ta cả. Chúng ta không thể làm gì cả ngoài việc tin Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã đến bởi chỉ xanh, tím, và đỏ. Sự cứu rỗi này là món quà của Đức Chúa Trời ban cho chúng ta. 
Đức tin nơi Chúa Jêsus bắt đầu bởi suy nghĩ về việc “chúng ta có thực sự bị bỏ nơi hỏa ngục hay không”. Tại sao? Bởi vì ngay từ đầu chúng ta nhận-biết và thừa-nhận tội lỗi của chúng ta là thực sự, thì chúng ta không thể tránh khỏi việc tin nơi lẽ thật rằng Chúa Jêsus đã trở nên của-lễ vi phạm vì tội lỗi của chúng ta. Vì chúng ta có thể được cứu ngay cả khi đang phạm tội thì mọi việc chúng ta có thể làm là thực hiện bởi ơn cứu rỗi do Chúa là Đấng đã hi sinh chính Ngài thay cho chúng ta. Chúng ta đã có được cứu chỉ bởi tin nơi Ngài chưa? Chúng ta có trở thành dân sự của Đức Chúa Trời bởi đức tin chưa? Chúng ta thực sự có đức tin đó không? Chúng ta có thể xưng-nhận rằng sự cứu rỗi của chúng ta là món quà của Đức Chúa Trời chứ không phải do việc làm của chúng ta không? Chúng ta đã có thực sự thừa nhận rằng chúng ta đã bị bỏ vào hỏa ngục trước khi chúng ta tin nơi ơn cứu rỗi do Đức Chúa Trời ban cho không? Chúng ta phải xem xét lại những vấn đề này một lần nữa. 
 
 

Đền Tạm Là Ảnh Tượng Chi Tiết Của Chúa Jêsus

 
Lẽ thật được bày tỏ trong Đền-tạm dán miệng của những tiên tri giả lại. Khi chúng ta nói về Lời của Đền-tạm và đề cập đến điều đó trước mặt họ, thì sự dối trá của họ hoàn toàn bị lộ ra. 
Những cái trụ của cánh cửa Đền-tạm đều được bọc vàng. Điều này cho thấy rằng không có nơi nào trong Đền-tạm có vết tích của con người. Mọi thứ trong Đền-tạm đều được bọc vàng. Những cái cột trụ của cánh cửa Đền-tạm được bọc vàng, và trên đầu những cột trụ cũng được bọc vàng. Tuy nhiên, những cái lổ của những cột trụ được làm bằng đồng. Điều này nói cho chúng ta rằng vì tội lỗi và vết nhơ của chúng ta, bạn và tôi đều bị bỏ vào hỏa ngục. Chẳng phải điều này không đúng sao? Bạn có thật sự tin rằng bạn cũng bị bỏ vào hỏa ngục bởi vì tội lỗi mà bạn phạm hằng ngày không? Rằng việc bạn bị bỏ vào hỏa ngục là sự phán xét công chính của Đức Chúa Trời. Vậy thì bạn có chấp nhận sự phán xét này không? Bạn phải chấp nhận! Đây không phải chỉ là một sự hiểu biết, nhưng bạn phải tiếp nhận nó bằng cách tin điều này. 
Kinh thánh nói, “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.” (Rô-ma 10:10). Khi chúng ta nhận biết trong lòng chúng ta rằng chúng ta chắc chắn đi đến hỏa ngục, và khi chúng ta tin nơi lẽ thật rằng Chúa đã cứu chúng ta bằng cách ban cho chúng ta ơn cứu rỗi đã được làm trọn bởi những công việc của Ngài được bày tỏ nơi chỉ xanh, tím, và đỏ, thì chúng ta có thể được vào và sống trong Nơi Thánh. Chúng ta tin rằng Chúa đã đến trong thế gian này, tin rằng Ngài là Đấng cao quý hơn chúng ta, đã gánh tội lỗi của chúng ta bằng cách chịu báp tem, rằng Ngài đã đổ huyết Ngài ra và chết trên Thập tự giá, và bởi việc làm đó Ngài đã tẩy sạch mọi tội lỗi của chúng ta và cứu chúng ta khỏi sự đoán phạt. Bởi việc cứu chúng ta qua chỉ xanh, tím, và đỏ, Chúa đã khiến chúng ta trở nên công chính. 
Chúng ta phải tin nơi điều này trong tấm lòng chúng ta. Chỉ những người tin nơi lẽ thật này trong lòng họ thì mới có thể trở thành dân sự và người hầu việc Ngài. Tiếp nhận lẽ thật này như chỉ là những ý nghĩ của con người thì không phải là đức tin thật. “Ô, vậy là Đền-tạm có ý nghĩa này. Tôi thường được nghe về chỉ xanh, tím, và đỏ trong nhà thờ của tôi, và ý nghĩa của nó có thể được giải thích như thế!” Cho dù đến bây giờ bạn đã chỉ tin nơi lẽ thật này trong ý nghĩ của bạn, thì hiện nay là lúc bạn nên thành khẩn tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh linh trong lòng bạn. 
Những cái lổ của những cột trụ của cánh cửa Đền-tạm được làm bằng đồng. Nhưng những cái lổ đồng chỉ dùng cho năm cái cột trụ của cánh cửa Đền-tạm; ngược lại bốn cái lổ của những cột trụ cho bức màn của nơi Chí-Thánh không phải làm bằng đồng nhưng đều được làm bằng bạc. Trong Kinh-thánh, bạc biểu hiện cho ân-điển của Đức Chúa Trời, trong khi vàng biểu hiện cho đức tin thật, là đức tin tin trong lòng. Mặt khác, đồng biểu hiện cho sự đoán xét tội lỗi. Chẳng phải tất cả chúng ta đều nhất định bị Đức Chúa Trời phán xét tội lỗi sao? Mỗi người trong các bạn đều phải bị phán xét vì tội lỗi và sự vi phạm của các bạn trước mặt Đức Chúa Trời và người ta. Chẳng phải đây là vấn đề sao? Không phải tôi nói rằng chỉ có bạn bị như vậy. Tuy nhiên, tôi thừa nhận trước mặt Đức Chúa Trời rằng chính tôi cũng như vậy. Nói cách khác, điều tôi hỏi đây không phải chỉ cho bạn nhưng cho cả chính bản thân tôi nữa. Và đối với bản thân tôi, tôi hoàn toàn nhận biết trước mặt Đức Chúa Trời rằng tôi đã chắc chắn bị Ngài đoán xét vì tội lỗi của tôi, và rằng dựa theo Luật-pháp của Ngài, tôi cũng đã nhất định phải bị vào hỏa ngục vì tội lỗi của tôi. Tôi công khai thừa nhận điều này. 
Vì những kẻ như tôi, Chúa đã đến thế gian này. Ngài đã đến trong xác thịt của một con người, gánh mọi tội lỗi của tôi trên thân thể của Ngài, chịu mọi sự đoán phạt vì tội lỗi của tôi bằng cách chết trên Thập tự giá, và trở thành Cứu-Chúa tuyệt-hảo của tôi bởi Ngài đã phục-sanh từ cõi chết. Đây là điều tôi tin. Và khi tôi tin như vậy, sự cứu rỗi của tôi mà Đức Chúa Trời đã kế hoạch ngay cả trước khi sáng thế đã được làm trọn. Nó được làm trọn khi tôi tin nơi điều này bằng hết cả tấm lòng. 
Tấm lòng của bạn cũng giống như vậy. Bởi tin nơi lẽ thật này, sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời đã dự tính nơi Đức Chúa Jêsus Christ ngay cả trước khi sáng lập nên thế gian này cũng được làm trọn trong lòng bạn. Chương trình của Đức Chúa Trời làm cho bạn, là dân sự của Ngài được làm trọn khi bạn tin nơi chương trình này trong lòng bạn. Bởi tin trong lòng mà sự cứu rỗi thật xảy ra nơi giữa trái tim bạn. Sự cứu rỗi không đạt được bởi những ý-nghĩa xác thịt của chúng ta. Sự cứu rỗi không xảy ra bởi bất cứ lý thuyết thần học nào. Tuy nhiên, nó xảy ra chỉ bởi đức tin tin nơi lẽ thật. 
 
 

Sự Cứu Rỗi Này Đã Được Dự Tính Trong Đức Chúa Jêsus Christ Ngay Cả Trước Khi Sáng Thế

 
Sự cứu rỗi là một món quà được ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ qua phép báp tem của Ngài và huyết trên Thập tự giá. Sự cứu rỗi này thật sự đã được làm trọn trên trái đất này khoảng 2000 năm trước. Và không ai bị loại trừ khỏi ơn cứu rỗi này, bởi vì Chúa Jêsus đã làm trọn chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời để tẩy sạch tội lỗi cho mọi người. Như vậy, những người tin nơi sự cứu rỗi này trong lòng họ đều được trở nên con cái Đức Chúa Trời. Mọi tội lỗi của họ được tẩy sạch trắng như tuyết, và họ đều nhận được sự tha thứ tội lỗi cách nhưng không. 
Nhưng có nhiều người trên thế gian này không nhận được sự tha thứ tội lỗi. Những người này là ai? Họ là những người không tin nơi lẽ thật cho dù họ biết đến nó. Lòng của những người này không nhận rằng họ chắc chắn bị đi vào hỏa ngục, và họ không nhận biết Phúc-âm của Nước, Huyết và Thánh linh – những người như vậy không có liên quan gì đến Chúa cả. 
Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chỉ ban cho những người nhận biết tội lỗi tự nhiên của họ và nhận biết rằng họ chắc chắn bị phán xét và bị quăng vào hỏa ngục bởi vì tội lỗi của họ. Năm trụ cột của cánh cửa Đền-tạm ở đâu, là cái được dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn được dựng lên ở đâu? Nó được dựng lên trên những cái lổ đồng. Bạn và tôi từng chắc chắn bị bỏ vào hỏa ngục vì tội lỗi của chúng ta. Chỉ khi chúng ta thừa nhận sự thật này thì sự cứu rỗi của chúng ta mới có thể được thừa nhận. “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian,” vì bạn và tôi, Chúa đã đến thế gian này, chịu báp tem bởi Giăng Báp-tít, đổ huyết Ngài trên Thập-tư- giá và chịu hi sinh, và nhờ đó ban cho chúng ta sự giải cứu khỏi tội lỗi chúng ta.
Như thế, bạn và tôi phải thật sự tin Phúc-âm của Nước và Thánh-linh trong lòng chúng ta. Ít nhất lòng chúng ta phải nhận biết, “tôi thật sự đáng bị bỏ nơi hỏa ngục, nhưng Chúa đã cứu tôi qua nước và Thánh-linh.” Kế đó chúng ta phải tin trong lòng chúng ta để được cứu. Như Rô-ma 10:10 chép, “Vì tin bởi trong lòng mà được sự công bình, còn bởi miệng làm chứng mà được sự cứu rỗi.”
Trong lòng chúng ta phải thật sự tin vào sự cứu rỗi mà Chúa ban cho chúng ta và xưng nhận nó ra bằng môi miệng: “Chúa đã cứu tôi qua chỉ xanh, tím, và đỏ. Tôi đáng lý phải bị đoán phạt và bị bỏ vào hỏa ngục, nhưng Chúa đã thay tôi tẩy sạch tội lỗi của tôi, đã gánh tội lỗi của tôi, chịu thay tôi mọi sự sửa phạt, và bởi đó đã cứu tôi cách trọn vẹn. Ngài đã hoàn toàn khiến tôi trở nên con cái của Đức Chúa Trời.” Chúng ta phải tin trong lòng và xưng nhận bằng môi miệng chúng ta bằng cách này. Bạn có tin không? 
Có khi nào bạn vẫn không thừa nhận sự thật rằng bạn đáng bị bỏ vào hỏa ngục, cho dù bạn tin nơi lẽ thật của chỉ xanh, tím, và đỏ, và cho dù bạn tin rằng Chúa đã cứu bạn bằng cách này không? Kinh-thánh nói, “Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23). Đức tin thật là tin rằng ngay khi tất cả đều đã phạm tội, và vì đó phải đi vào hỏa ngục, Chúa đã đến thế gian này, chịu báp tem, chết trên Thập tự giá, sống lại từ cõi chết, và vì đó đã hoàn toàn khiến chúng ta trở thành công chính. 
Sự cứu rỗi này tuyệt vời như thế nào? Chẳng phải thật kỳ diệu sao? Đền-tạm không phải được làm bằng cách nào cũng được, nhưng nó được xây nên dựa trên Lời của Đức Chúa Trời trong chi tiết tỉ mỉ. Qua Đền-tạm, Đức Chúa Trời đã nói trước cho chúng ta cách chi tiết rằng Ngài sẽ cứu chúng ta bởi ban cho chúng ta sự sống quý báu của Ngài. Qua Đền-tạm, Ngài nói với chúng ta rằng Chúa Jêsus đã ban cho chúng ta sự cứu rỗi quý báu bằng cách chịu báp tem và chết trên trên Thập-tư-giá, và điều chúng ta phải làm là tin nơi đây với hết lòng chúng ta. Ai có thể vì bạn mà ban cho bạn sự cứu-rỗi? Bạn có thể được cứu bởi tin nơi Đức Chúa Jêsus Christ, là Đấng đã đến trong xác thịt của một con người như chính bạn. 
Nếu ai đó gánh tội lỗi của bạn và chịu đoán phạt thay cho bạn, bạn sẽ có dư lý do để cám ơn, nhưng Đức Chúa Jêsus là Đấng cao thượng và giàu có hơn chúng ta hàng triệu lần đã hi sinh sự quý báu của Ngài vì chúng ta – Sự biết ơn này đến chừng nào? Sự cứu rỗi với chỉ xanh, tím, đỏ mà Chúa cao cả đã ban cho chúng ta như một món quà thật quý báu ra làm sao? Món quà này vô giá như thế nào? Làm sao chúng ta có thể không tin trong lòng chúng ta được chứ?
Đây là tại sao tất cả những người thừa nhận tội lỗi của họ phải tin nơi lẽ thật này. Những người dè dặt tin nơi lẽ thật này là những người thừa nhận rằng họ không thể tránh khỏi bị bỏ vào hỏa ngục. Chỉ có những người nhận biết rằng họ thật sự là những tội-nhân, rằng họ chắc chắn bị đi đến hỏa ngục, là những người có đủ tiêu chuẩn để tin nơi sự cứu rỗi quý báu của Đức Chúa Trời, cũng như nhận được sự cứu rỗi bởi đức tin. Và những người tin nơi lẽ thật trong lòng họ có thể trở thành những người hầu việc của Hội thánh Đức Chúa Trời.
Chúng ta chỉ là những kẻ hèn hạ, chẳng có gì để hãnh diện, ngay cả khi chúng ta so sánh chúng ta với những người nổi tiếng trên thế-giới này ngay cả với những tài năng bên lề của họ. Trong trường hợp này, làm sao chúng ta dám lên mình với Đức Chúa Trời thánh khiết, trọn vẹn và tuyệt đối? Tất cả những điều chúng ta có thể làm trước mặt Ngài chỉ là thừa nhận rằng Chúa đã cứu chúng ta ngay khi chúng ta không thể tránh khỏi sự chết vì tội lỗi của chúng ta. 
Kinh thánh nói với chúng ta, “Vì tiền công của tội lỗi là sự chết, nhưng sự ban cho của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ Chúa chúng ta” (Rô-ma 6:23). Thật vậy, chúng ta đã phải trả tiền công cho sự chết vì tội lỗi của chúng ta. Nhưng bởi vì Chúa chúng ta đã cứu chúng ta, là những người đã đi đến hỏa ngục, nên hiện nay chúng ta mới có thể vào Thiên-đàng bởi đức tin. Nếu chúng ta mất đi đức tin này, thì chúng ta đều bị bỏ nơi hỏa ngục hàng trăm lần. Đây có phải là sự thật không? Dĩ nhiên. Chúng ta đều đáng bị bỏ vào hỏa ngục. 
Nhưng vì Chúa vinh hiển với tình yêu không thể dò đã đến thế gian này, chịu báp tem, đổ huyết Ngài và chịu đoán phạt trên Thập-tư- giá, nên hiện nay chúng ta thoát khỏi số phận nơi hỏa ngục. Bởi vì Chúa đã hi sinh sự sống quý báu của Ngài vì chúng ta, nên chúng ta đã nhận được sự tha tội. Như thế, làm sao chúng ta có thể không tin rằng Chúa đã cứu chúng ta khỏi mọi tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả, và Ngài đã ban cho chúng ta ơn cứu-rỗi? Làm sao chúng ta có thể từ chối để được trở thành công chính? Làm sao chúng ta có thể không tin nơi điều này? Cũng như những cái cột trụ của bức màn cửa Đền-tạm được bọc vàng, vì thế chúng ta cũng phải bao bọc trái tim chúng ta bằng đức tin. Chúng ta phải bao phủ chúng ta trong đức tin cách trọn vẹn và hoàn toàn. Chúng ta phải tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh linh với cả tấm lòng của chúng ta. Không tin nơi Phúc-âm thật này trong lòng chúng ta, thì chúng ta không thể đến trước mặt Đức Chúa Trời. 
Bởi đức tin mà chúng ta có thể trở thành những tội nhân chắc chắn đi đến hỏa ngục. Bởi đức tin mà chúng ta cũng có thể trở thành công chính trước mặt Đức Chúa Trời. Nói cách khác, bởi đức tin mà tội-nhân có thể nhận được sự tha thứ tội lỗi bởi tin rằng Chúa đã cứu chúng ta qua nước và huyết của Ngài. Lời của Chúa chúng ta nói như vầy, “Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét” (Hê-bơ-rơ 9:27), đã được làm trọn. 
Chúng ta là những người sanh trong thế gian này, chúng ta đã bị đoán phạt vì tội lỗi của chúng ta rồi. Tuy nhiên, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta ơn cứu rỗi qua Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta. Vì thế, bởi tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh trong lòng chúng ta mà chúng ta có thể trở thành con cái Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã ban tình yêu cứu rỗi vô điều kiện của Ngài cho mọi người tin. Nhưng Ngài sẽ phán xét và sửa phạt những người không tin nơi Phúc- âm này vì tội không tin của họ. (Giăng 3:16-18).
 
 
Chúng Ta Phải Tin Nơi Hai Sự Kiện Của Sự Cứu Rỗi 
 
Chúng ta đã từng là những tội nhân, là những người chắc chắn bị sửa phạt và bị chết vì tội lỗi chúng ta, nhưng bởi tin nơi sự cứu rỗi qua hình ảnh của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn mà Đức Chúa Trời đã định sẵn và ban cho chúng ta, nên chúng ta đã nhận được sự tha thứ tội lỗi. Thật vậy, chúng ta phải xưng nhận với Đức Chúa Trời rằng, “Con thật sự đáng bị bỏ vào hỏa ngục,” và chúng ta cũng phải xưng nhận rằng, “nhưng con tin rằng Chúa đã cứu con qua nước và huyết.” Chúng ta phải tin nơi Phúc-âm của nước, huyết và Thánh linh; đó là tin nơi lẽ thật của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Bởi tin nơi lẽ thật này trong lòng chúng ta mà chúng ta được cứu. Bởi tin nơi Phúc-âm mà chúng ta được cứu.
Chúng ta đã được cứu bởi tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh. Người ta có thể trở thành dân sự của Đức Chúa Trời chỉ khi họ tin rằng Chúa đã cứu loài người, là những người đáng bị bỏ nơi hỏa ngục qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn. Bạn có tin không? Chỉ tin nơi hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn thì mới là đức tin thật. 
Đây là ý nghĩa thuộc linh được bày tỏ qua bức màn cửa của Đền-tạm. Bạn có tin không? Khi người ta tin nơi lẽ thật trong lòng họ, thì họ có thể nói về lẽ thật cách chính xác. Đức tin thật không phải chỉ xưng nhận lẽ thật bằng đôi môi trong khi trong lòng không tin, nhưng phải xưng nhận đức tin bằng môi miệng với cả lòng tin. Tất cả các bạn phải tin nơi sự cứu rỗi qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn để bạn được cứu đời đời. 
Cho dù chúng ta phục vụ Ngài hết lòng như thế nào đi nữa thì cũng không đủ để cảm-tạ Ngài. Vậy thì làm sao chúng ta có thể quên đi sự cứu rỗi của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể quên rằng Chúa đã cứu bạn và tôi, là những người không thể tránh khỏi đi vào hỏa ngục, khỏi tội lỗi của chúng ta? Làm sao chúng ta có thể quên đi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh khi tội lỗi của chúng ta bộc lộ ra mỗi ngày? Làm sao chúng ta có thể phớt lờ đi Phúc-âm này khi không còn cách nào khác để được cứu ngoài Phúc-âm này? Chúng tôi luôn luôn cảm tạ. Chúng tôi luôn luôn vui mừng. Chúng tôi không thể làm gì khác ngoại trừ luôn cảm tạ Ngài.
Những người không biết lẽ thật này nói rằng Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người chỉ như những món đồ chơi của Ngài và để trêu chọc họ. Để chống lại Đức Chúa Trời, họ nói “Chắc chắn là Đức Chúa Trời bị buồn chán. Nên Ngài dựng nên chúng ta như là những món đồ chơi của Ngài và đùa giởn với chúng ta. Ngài biết rằng chúng ta sẽ phạm tội, nhưng Ngài chỉ nhìn chúng ta phạm tội, và bây giờ Ngài nói rằng Ngài đã cứu mọi tội nhân. Chẳng phải Ngài đang đùa giởn với chúng ta sao? Ngài dựng nên chúng ta, rồi sau đó Ngài chỉ đùa giởn với chúng ta bằng bất cứ cách nào mà Ngài thích. Vậy thì chẳng phải Ngài chỉ tạo dựng chúng ta như món đồ chơi của Ngài sao?” Có vô số người nghĩ như thế. Họ mang một mối ác cảm chống lại Đức Chúa Trời, họ nói rằng nếu Đức Chúa Trời thật sự yêu thương họ, thì Ngài nên tạo dựng họ thành những người hoàn hảo, thay vì dựng nên họ thành những tội-nhân hèn hạ. Có rất nhiều người vẫn không biết trái tim của Đức Chúa Trời và chỉ những ngón tay kết tội của họ vào Ngài. 
 
 
Chúng Ta Là Những Tạo Vật Do Đức Chúa Trời Dựng Nên 
 
Cũng như cây cỏ và thú vật, con người cũng là tạo vật do Đức Chúa Trời dựng nên. Nhưng Đức Chúa Trời đã không tạo nên con người như cây cỏ và thú vật. Ngay cả trước khi Ngài tạo nên chúng ta, Đức Chúa Trời đã quyết định khiến chúng ta là dân sự của Ngài trong Đức Chúa Jêsus Christ Con Ngài và cho phép chúng ta tham dự vào sự vinh hiển của Ngài. Mục đích của sự tạo dựng con người khác với sự tạo dựng những tạo vật khác. Vậy thì mục đích mà Đức Chúa Trời tạo dựng con người là gì? Đó là để cho họ sống đời đời trong Nước Ngài trong mọi sự vinh hiển và huy hoàng, khác với cây cỏ và thú vật chỉ được dựng nên để tôn cao sự vinh hiển của Đức Chúa Trời mà thôi. Mục đích tạo dựng nên loài người của Đức Chúa Trời là khiến họ có thể tự biết tội lỗi của họ, nhận biết và tin nơi Cứu-Chúa là Đấng đã cứu họ, là Chúa của tạo vật, và bởi đó trở nên trọn vẹn và được vào Nước Đức Chúa Trời trong tương lai. 
Đức Chúa Trời đã không dựng nên chúng ta như những người máy hay đồ chơi, nhưng Ngài dựng nên chúng ta để vì đó mà chúng ta có thể trở thành con cái của Ngài bằng cách nhận biết Đấng Sáng Tạo, tin nơi Cứu-Chúa, và được tái-sanh qua Phúc-âm của Nước và Thánh-linh. Như vậy, theo sau mục đích tạo dựng này, chúng ta sẽ nhận và tận hưởng sự vinh hiển. Mặc dù trên trái đất này chúng ta hi sinh bản thân mình để phục vụ những người khác bằng Phúc-âm, nhưng trong Nước Đức Chúa Trời, chúng ta sẽ được phục vụ. Bạn nghĩ mục đích ban đầu của Đức Chúa Trời cho con người là gì? Đó là để cho con người có thể tận hưởng sự huy hoàng và vinh hiển của Đức Chúa Trời đời đời. Mục đích của Đức Chúa Trời trong sự tạo dựng con người là khiến họ trở nên dân sự Ngài cho phép họ tham dự trong sự vinh hiển và huy hoàng của Ngài. 
Tại sao chúng ta được sanh ra? Mục đích của cuộc sống là gì? Chúng ta đã từ đâu đến, và chúng ta đang đi về đâu? Tại sao chúng ta được sanh ra? Câu hỏi triết học như thế chưa có câu trả lời, và vì thế con người vẫn khổ sở cố gắng giải quyết vấn đề. Vì không biết được tương lai của họ, một số người đã đến với thầy bói và phù thủy. Những điều này là kết quả thất bại của con người trong sự nhận biết chính Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta và sự không tin nơi sự cứu rỗi mà Ngài đã ban cho họ. 
Tuy nhiên, để khiến chúng ta trở nên con cái của Ngài, Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta khác hơn những tạo vật khác. Và Ngài đã cứu chúng ta qua nước và Thánh linh, đã kế hoạch chương trình cứu rỗi của chúng ta với chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn ngay cả trước khi sáng tạo. Bởi cứu chúng ta với luật cứu rỗi bày tỏ nơi chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, Đức Chúa Trời đã thật làm trọn mục đích của Ngài cho chúng ta. 
Vì thế, chúng ta phải biết và tin nơi mục đích này của Đức Chúa Trời để được sự sống đời đời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Nếu chúng ta không biết điều này, thì điều huyền bí của cuộc sống sẽ mãi mãi không bao giờ được giải quyết. Tại sao chúng ta được sanh ra trong thế gian này? Tại sao chúng ta phải sống? Tại sao chúng ta phải ăn? Tại sao chúng ta phải sống cuộc sống định mệnh? Làm sao chúng ta có thể giải quyết vấn đề sự sống, sự chết, tuổi già, bệnh hoạn? Tại sao chúng ta phải đi vào hỏa ngục vì tội lỗi chúng ta? Tại sao cuộc sống quá bi thảm? Tại sao cuộc sống quá đau khổ? Mọi câu hỏi có thể tìm được câu trả lời nơi Đức Chúa Trời qua Phúc-âm của nước và huyết mà đã cứu chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ. 
Đức Chúa Trời đã cho phép chúng ta được sanh ra trên trái đất này và khiến chúng ta trông đợi Nước Thiên Đàng giữa cuộc sống mệt mỏi và khó khăn, vì thế Ngài đã cứu bạn và tôi, là những người đáng bị đi vào hỏa ngục, ra khỏi tội lỗi của chúng ta, và nhờ đó mà chúng ta có thể nhận được sự sống đời đời. Khi chúng ta tin Phúc-âm của Nước và Thánh linh, thì sự huyền bí của cuộc sống hoàn toàn được giải quyết. 
 
 
Đức Chúa Trời Đã Có Chương Trình Vĩ Đại Và Tốt Đẹp Cho Bạn Và Tôi 
 
Như Đức Chúa Trời đã dự định, Ngài đã sai Con của Ngài, Jêsus Christ, đến trong thế gian này, chuyển mọi tội lỗi của chúng ta sang thân thể quý báu của Ngài bằng cách chịu báp tem, và rồi bị đoán phạt và chịu chết vì chúng ta, và bởi đó Ngài đã cứu chúng ta, là những người đang đối diện với sự chết, ra khỏi tội lỗi, sự đoán phạt, và những tai họa. Hiện nay, chúng ta phải tin lẽ thật này, và chúng ta phải dâng lời cảm tạ lên Đức Chúa Trời vì đã đưa chúng ta khỏi số phận diệt vong không thể tránh khỏi để đến Nước Đức Chúa Trời, và cho chúng ta hưởng sự sống đời đời. Nói cách khác, lẽ thật cứu rỗi từ Đức Chúa Trời là Phúc-âm của Nước và Thánh linh, là điều được bày tỏ nơi bức màn dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn, và treo trên cửa của Đền-tạm. 
Những cái lổ đồng của những cột trụ của cánh cửa Đền- tạm cho chúng ta thấy nguyên tội của chính chúng ta, và bởi đó khiến chúng ta tin Phúc-âm của nước và huyết của Chúa Jêsus. Những cột trụ của cửa Đền-tạm và bức màn dệt bằng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn biểu thị sự nhân từ của Đức Chúa Trời, là sự đã cứu chúng ta, là những người đang đi vào hỏa ngục, khỏi sự đoán phạt của chúng ta qua sự hi sinh quý báu của Đức Chúa Jêsus Christ. Bởi tin Phúc-âm của Nước và Thánh-linh, tôi đã được cứu khỏi mọi tội lỗi của tôi. Bạn cũng tin như vậy không? 
Bạn có tin nơi lẽ thật bày tỏ qua Đền-tạm không? Bạn và tôi thật may mắn. Đó thật là một ơn phước vĩ đại, vì ngay khi có nhiều người đang đi thẳng đến hỏa ngục, thì chúng ta đã tìm thấy lẽ thật và hiện nay đang sống trong Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta thật hèn hạ và vô dụng trong thế gian này, là nơi chúng ta đã được sanh ra, chúng ta không thể tránh khỏi tội lỗi, sống cách hèn nhát và bị quăng vào hỏa ngục. Nhưng dù là thế, Chúa chúng ta đã đến thế gian này, chịu báp tem, chịu chết trên Thập-tư-giá, sống lại từ cõi chết, và nhờ đó cứu chúng ta đời đời khỏi tội lỗi. Chúng ta không thể không kinh ngạc vì sự thật rằng không những chúng ta không phải vào hỏa ngục nữa, nhưng còn có thể làm những công việc có giá trị, hữu ích và công bằng.
Những người có thể vào trong Nơi Thánh là nơi con người đã nhận được sự tha thứ tội lỗi của họ một lần đủ cả. Chúa chúng ta không những tẩy sạch tội lỗi quá khứ của chúng ta, nhưng bởi chịu báp tem, Ngài đã gánh tội lỗi suốt đời chúng ta, và bởi chết trên Thập tự giá, Ngài đã tẩy sạch tội lỗi ấy mãi mãi. Vì thế, chỉ có những người tin nơi sự cứu rỗi đã được hoàn tất một lần đủ cả là những người có đức tin của những thầy tế-lễ, và chỉ có những người như thế mới có thể vào trong Nơi Thánh. 
Nói cách chính xác, theo hệ thống của Đền-tạm, những thầy tế-lễ bình thường không thể vào trong Nơi Rất Thánh, nhưng chỉ có Thầy Tế-Lễ Cả mới có thể vào. Và Thầy Tế Lễ Cả đời đời không ai khác hơn là Đức Chúa Jêsus Christ. Chỉ có những người tin rằng Đức Chúa Jêsus Christ đã cứu chúng ta mới có thể vào trong Nhà Đức Chúa Trời, ngay cả có thể vào trong nơi Rất Thánh cùng với Đức Chúa Jêsus Christ. 
“Bởi hễ có sự tha thứ thì không cần dâng của lễ vì tội lỗi nữa. Hỡi anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào nơi rất thánh, bởi đường mới và sống mà Ngài đã mở ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua xác Ngài, lại vì chúng ta có một thầy tế lễ lớn đã lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa.” (Hê-bơ-rơ 10:18-22). 
Những người tự nhận ra rằng họ là những người tội lỗi có số phận ở hỏa ngục và nhận sự tha thứ mọi tội lỗi bằng cách thanh tẩy với nước tinh khiết (phép báp tem của Chúa Jêsus) cùng với huyết của Chúa Jêsus mới có thể vào Nước Đức Chúa Trời để ở với Ngài đời đời. 
Không phải vì mỗi ngày chúng ta ăn-năn tội lỗi mà chúng ta được sạch, nhưng bởi vì Chúa đã đến trong thế gian này, gánh mọi tội lỗi của thế gian một lần đủ cả bằng cách chịu báp tem, chịu đoán phạt trên Thập tư giá để Ngài tẩy sạch tội lỗi của chúng ta mãi mãi. “Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy.” Chúa Jêsus đã chịu báp tem và đã gánh tội lỗi của con người một lần đủ cả, đã mang tội lỗi của thế gian đến Thập tự giá và chết trên đó, và đã sống lại từ cõi chết và nhờ đó đã cứu chúng ta đời đời một lần đủ cả. Chỉ có những người tin nơi lẽ thật này trong lòng của họ mới có thể vào trong Nơi Thánh. Chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi một lần đủ cả bởi tin rằng Chúa chúng ta đã cứu chúng ta một lần đủ cả và Ngài đã giải quyết mọi tội lỗi của cả cuộc đời chúng ta và cả vũ trụ. 
Bạn có tin rằng Chúa đã gánh tội lỗi của chúng ta một lần đủ cả bằng cách chịu báp tem không? Và bạn có tin rằng Ngài đã gánh tội lỗi của thế gian và chết trên Thập tự giá, sống lại từ cõi chết và bởi đó cùng lúc trở thành Cứu-Chúa hoàn hảo của chúng ta không? Qua 33 năm cuộc đời của Ngài, Chúa chúng ta đã tẩy sạch mọi tội lỗi của thế gian mãi mãi. Ngài đã khiến chúng biến mất, không để lại chút gì ngay cả một vết nhỏ. Tôi tin điều này trong lòng tôi. Tôi tin rằng khi Ngài chịu báp tem Ngài đã gánh tội lỗi của thế gian một lần đủ cả, rằng Ngài đã mang sự đoán-phạt vì mọi tội lỗi của tôi một lần đủ cả bằng cách đổ huyết Ngài trên Thập tự giá, và vì thế Ngài trở thành Cứu Chúa hoàn-hảo của tôi bằng cách sống lại từ cõi chết và sống lại một lần đủ cả. Bởi đức tin này mà tôi được cứu khỏi mọi tội lỗi của tôi. 
Bởi tin nơi điều này, tất cả chúng ta có thể vào Nước Thiên Đàng, và trong khi chúng ta đang sống trong thế gian này, chúng ta phải giữ đức tin này mỗi ngày. Tại sao? Bởi vì Chúa đã cất đi tội lỗi ngay cả tội mà chúng ta chưa phạm. Nhưng mỗi khi chúng ta phạm-tội, chúng ta phải xưng-nhận. Và chúng ta phải tin trong lòng rằng Chúa đã gánh những tội lỗi này bởi phép báp tem của Ngài. Chúng ta phải nhận biết rằng Chúa đã giải quyết mọi tội lỗi của thế gian một lần nữa bởi đức tin. Tại sao? Bởi vì nếu chúng ta không gẫm đi gẫm lại Phúc-âm của Nước và Thánh linh, thì lòng chúng ta sẽ bị ô uế. Bởi vì Chúa đã cất đi ngay cả tội lỗi mà chúng ta chưa phạm, khi nào sự yếu đuối của chúng ta lộ ra, chúng ta phải cảm tạ Ngài với đức tin trong những chức vụ của hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ của Ngài. 
Chúng ta phải hoàn toàn tin rằng Chúa đã đến trong thế gian này và gánh tội lỗi chúng ta chỉ cần một lần đủ cả. Mọi tội lỗi của chúng ta đã chuyển sang Đức Chúa Jêsus Christ, vì Ngài đã tiếp nhận mọi tội lỗi của thế gian này qua báp tem của Ngài. Khi Đức Chúa Jêsus Christ ban cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời bởi chịu báp tem và chết trên Thập-tư-giá, chúng ta phải tin nơi lẽ thật này cách vững vàng và cam đảm. Chúa chúng ta nói rằng chúng ta có thể nhận Nước Đức Chúa Trời với niềm tin vững vàng của chúng ta nơi báp tem mà Ngài đã nhận nơi Giăng. Chúa Jêsus nói, “Song, từ ngày Giăng Báp-tít đến nay, nước thiên đàng bị hãm ép, và là kẻ hãm ép đó choán lấy.” (Ma-thi-ơ 11:12). Bởi đức tin mà chúng ta được tha thứ mọi sự vi phạm của thân thể, tâm trí, ý nghĩ và xác thịt của chúng ta. Bởi tin rằng Chúa chúng ta đã gánh mọi tội lỗi này với phép báp tem của Ngài mà mang mọi sự đoán phạt tội lỗi, nên chúng ta phải được cứu khỏi tội lỗi chúng ta để được nhận Nước Đức Chúa Trời. 
Dù bạn bất toàn như thế nào, nhưng nếu bạn chỉ cần có đức tin này, thì bạn là người của đức tin. Mặc dù bạn bất toàn, Chúa đã cứu bạn cách hoàn toàn, và vì thế bạn phải tin nơi điều này. Vì Chúa chúng ta sống đời đời, vì thế sự cứu rỗi của chúng ta hoàn hảo đời đời. Điều chúng ta cần làm là chỉ tin nơi sự cứu rỗi của chúng ta mà Đức Chúa Jêsus Christ đã ban cho chúng ta. Đúng như vậy! Chúng ta đã được cứu bởi tin nơi Ngài trong lòng chúng ta. 
Bởi vì Chúa là Cứu Chúa tuyệt vời của chúng ta, Ngài đã giải quyết mọi vấn đề tội lỗi của chúng ta. Bạn có tin rằng Chúa đã chịu báp tem, đổ huyết Ngài trên Thập tự giá, chết một lần, sống lại từ cõi chết, và vì đó đã ban cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời không? Mặc dù chúng ta thiếu sót trong những việc làm của chúng ta, chúng ta vẫn có thể vào Nước Đức Chúa Trời bằng cách tin nơi lẽ thật này. Bởi đức tin mà chúng ta sẽ có thể vào Nước Đức Chúa Trời và hưởng mọi sự vinh hiển oai nghiêm và huy hoàng của Đức Chúa Trời. Những người tin nơi Phúc-âm của Nước và Thánh-linh có đủ điều kiện để hưởng những điều đó. Nhưng không có đức tin này, không ai có thể đặt chân vào Nước Đức Chúa Trời.
Lẽ thật đã cứu chúng ta qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn đã được hoạch định bởi Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ ngay cả trước khi sáng thế. Khi Đức Chúa Trời định cứu chúng ta, Ngài đã đến trong thế gian này, chịu báp tem và gánh mọi tội lỗi chúng ta một lần đủ cả, mang tội lỗi của thế gian đến Thập tư giá và chịu đoán phạt, chịu chết một lần, sống lại từ cõi chết một lần, và bởi đó ban cho chúng ta sự cứu rỗi đời đời. Đây là sự cứu rỗi của chúng ta được tạo nên bởi chức vụ chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của Ngài, và chúng ta phải tin nơi sự cứu rỗi này. Chỉ khi chúng ta tin thì chúng ta mới trở thành dân sự của Đức Chúa Trời cách hoàn toàn bởi đức tin. Chỉ khi tin thì chúng ta mới trở thành những người hầu việc của Đức Chúa Trời bởi đức tin. Chúng ta sẽ vào Nước Đức Chúa Trời tuyệt vời và sống đời đời ở đó. 
Đức Chúa Trời tuyệt đối đã cứu chúng ta cách hoàn toàn, nhưng chúng ta vẫn bất toàn mỗi ngày, vì xác thịt chúng ta bất toàn. Nhưng đó là thế nào? Khi Chúa chịu báp tem, Ngài có thực sự đã gánh tội lỗi của chúng ta hay không? Dĩ nhiên là có! Bởi vì Chúa chúng ta đã cất đi tội lỗi chúng ta với phép báp tem của Ngài, nên chúng ta nhận biết rằng mọi tội lỗi chúng ta đã thật chuyển sang Ngài với phép báp tem của Ngài. Bạn có nhận biết rằng tội lỗi của bạn đã thật sự chuyển sang Chúa Jêsus hay không? Bởi làm như thế, Chúa Jêsus đã mang tội lỗi của chúng ta và tội lỗi của thế gian đến Thập tự giá, chịu đóng đinh và bởi đó đã làm trọn chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Mặc dù chúng ta bất toàn, chúng ta có thể vào Nước Đức Chúa Trời bởi tin. Bởi tin nơi điều gì? Chúng ta có thể vào Nước Đức Chúa Trời bởi tin nơi chức vụ của hình bóng chỉ xanh, tím, đỏ và vải gai mịn của Ngài. 
Sau khi chúng ta nhận được sự tha thứ tội lỗi, chúng ta thật bất toàn trong đức tin và việc làm tốt lành trong Hội thánh. Hội thánh Đức Chúa Trời không phải là nơi của thế lực mạnh mẽ, nhưng đó là nơi của thế lực yếu đuối trong đức tin. Tại sao? Bởi vì trong Hội thánh Đức Chúa Trời chúng ta có thể đi theo Chúa bởi đức tin chỉ khi chúng ta biết chúng ta là bất toàn. Đó là một nơi của sự chăm sóc và chữa lành những vết thương. Vì Thiên đàng là một nơi mà một đứa bé sơ sinh có thể “thò tay vào trong hang rắn lục” (Ê-sai 11:8) và là nơi không có đau nhức. Thiên đàng trên thế gian này không gì khác hơn là Hội thánh của Đức Chúa Trời. Đây là điều huyền bí tuyệt vời của Hội thánh Đức Chúa Trời. 
Bởi đức tin mà chúng ta có thể vào Nước Đức Chúa Trời. Đó là sự mạnh mẽ của đức tin vững vàng, là người có thể vào Nước Thiên-đàng. Bạn có tin nơi lẽ thật này trong lòng bạn không? Tôi cũng tin, và đó là lý do tại sao tôi cảm tạ Đức Chúa Trời. 
Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì tôi đang phục vụ Phúc-âm này. Tôi sống cho lẽ thật này và phục vụ Phúc-âm, vì có nhiều người không biết lẽ thật qua hình bóng của chỉ xanh, tím, đỏ. Nhưng ngay bây giờ, hãy bỏ qua câu hỏi về việc những người khác có phục vụ Phúc-âm hay không, điều cần thiết cho bạn trước hết là tin điều này trong lòng bạn. 
Tôi hi vọng rằng bạn sẽ hoàn toàn tin nơi lẽ thật rằng Chúa Jêsus đã cứu bạn khỏi tội lỗi của bạn một lần đủ cả, và nhờ đó được cứu khỏi mọi tội lỗi của bạn.