Search

Câu hỏi thường gặp về Đức tin Cơ đốc

Chủ đề 1: Tái sanh bởi Nước và Thánh Linh

1-31. Nếu sự hiểu biết của ông về “nước và Đức Thánh Linh” là đúng thì sự cứu rỗi không thể thực hiện được cho tên trộm cướp trên Thập tự giá. Nếu tên trộm cướp trên Thập tự giá được coi như là ngoại lệ của luật pháp thì Ngài không công bằng và Ngài đã phá bỏ qui luật vào Thiên đàng. Ông giải thích như thế nào về sự cứu rỗi của tên trộm cướp trên Thập tự giá?

 Trong lúc đó, tất cả người Do Thái chờ đợi Đấng Mê-si theo lời hứa của Đức Chúa Trời. Cho nên họ hiểu biết hơn bất cứ ai khác về “luật pháp và tế lễ” mà Đức Chúa Trời ban cho họ thông qua Môi-se. Họ tin rằng Đấng Mê-si đến với họ theo luật pháp của Đức Chúa Trời, và tha thứ các tội lỗi của họ. 
 Tuy nhiên, họ không tin rằng phép báp-têm của Đức Chúa Jêsus do Giăng Báp-tít làm là từ Đức Chúa Trời và đặt tội lỗi thế gian trên Đức Chúa Jêsus (Mác 11:27-33), thay vì đó, họ xem Đức Chúa Jêsus như là một người dẫn con người vào con đường lầm lạc và đóng đinh Ngài trên Thập tự giá. 
 Bởi vì theo luật của Rô-ma thì người dân Rô-ma được bảo vệ khỏi việc bị đánh đòn hoặc đóng đinh vào Thập tự giá khi chưa xử án (Công vụ các Sứ đồ 22:25-29, 23:27) nên chúng ta biết rằng hai tên trộm cướp trên Thập tự giá là người Do Thái, không phải là dân Rô-ma. Chúng ta cũng biết rằng một tên trộm cướp là người Do Thái kính sợ Đức Chúa Trời vì nó nói rằng, “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” (Lu-ca 23:42). Tên trộm cướp người Do Thái đó đã biết luật pháp và hệ thống tế lễ mà Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se. Cho nên anh ta tin rằng Đấng Mê-si-a đến theo luật pháp của Đức Chúa Trời.
 Ai đến với Đức Chúa Trời phải xưng nhận rằng mình là kẻ có tội, số mệnh đã định là đi vào địa ngục vì tội lỗi của họ. Tên trộm cướp đó xưng nhận và nói rằng, “Về phần chúng ta, chỉ là sự công bình, vì hình ta chịu xứng với việc ta làm” (Lu-ca 23:41). Chúng ta cũng biết tên trộm cướp đó kính sợ Đức Chúa Trời và hy vọng vào thiên đàng nên nói rằng, “Hỡi Jêsus, khi Ngài đến trong nước mình rồi, xin nhớ lấy tôi!” (Lu-ca 23:42).
 Anh ta nói rằng, “Người nầy không hề làm một điều gì ác” (Lu-ca 23:41). Tên trộm cướp biết gì về Đức Chúa Jêsus? Anh ta tin rằng Chúa Jêsus được thai dựng bởi Thánh Linh và được sinh bởi nữ đồng trinh Ma-ri, chịu phép báp-têm do Giăng Báp-tít, đại biểu nhân loại, nhận lấy tất cả tội lỗi thế gian và bị đóng đinh. Anh ta là người Giu-đa, người tin rằng những gì Chúa Jêsus làm là vì tất cả mọi người, kể cả anh ta, mặc dù anh ta bị đóng đinh để nhận sự đền trả xứng đáng cho việc làm của anh ta trên đất.
 Những người xưng nhận tội của mình thông qua phép báp-têm của Giăng Báp-tít thì hiểu sự công chính của Đức Chúa Trời khi họ nghe tất cả tội lỗi của họ được chuyển qua trên Chúa Jêsus qua Báp-têm của Ngài. Nhưng, người nào không nhận phép báp-têm ăn năn của Giăng Báp-tít là từ chối ý muốn của Đức Chúa Trời cho họ bởi vì họ cũng không tin báp-têm của Chúa Jêsus (Lu-ca 7:28-30).
 Trái lại, tên trộm cướp được cứu bởi xưng nhận rằng tất cả việc Chúa Jêsus làm là đúng và công chính trong khi những người Do Thái khác không làm như vậy. Tên trộm cướp đó là một trong những người Do Thái đã chấp nhận tất cả những điều đã được làm trọn giữa vòng họ (Lu-ca 1:1). Ít nhất anh ta cũng nói rằng Chúa Jêsus là công bình và là Đấng Mê-si-a bởi vì cuối cùng anh ta cũng đã tin nhận trên Thập tự giá rằng Chúa Jêsus đã xoá bỏ tất cả tội lỗi của anh ta qua phép báp-têm của Ngài. Do đó, anh ta đã được cứu rỗi. Anh ta cũng được cứu bởi tin vào Phúc âm nước và Đức Thánh Linh. Bởi vì Đức Chúa Trời công bằng, Ngài xét lẽ công bình cho những ai tin phép vào báp-têm của Chúa Jêsus và Thập tự giá theo luật pháp Đức Thánh linh của sự sống của Ngài.